Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014



Thế nào là một nhân viên Ticketing (Nhân viên bán vé máy bay)

Cô ấy là một Reservation and Ticketing Agent (RTA) hay còn gọi là Airline Reservation Agent - Một nhân viên đặt và bán vé máy bay. Công việc chính của cô ấy là trợ giúp khách hàng lên kế hoạch cho kỳ nghỉ và làm công tác đặt giữ chỗ trên mọi phương tiện đi lại và bảo đảm mọi thứ liên quan tới nơi ăn chốn ở đều sẵn sàng.
Cô ấy thường xuyên phải nhận điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng qua email, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đưa ra những lời khuyên, những thông tin về các sự chuẩn bị cho chuyến du lịch như hành trình, lịch trình cụ thể, mức chi phí, và các loại yêu cầu cần được đáp ứng. Từ đó đưa ra dự toán chi phí, đặt chỗ và xác nhận và đặt phòng khách sạn theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Công việc của các RTA thường lặp đi lặp lại và căng thẳng. Nghe điện thoại, email và giải đáp thắc mắc đến những chi tiết nhỏ hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi sự cẩn thận, chi tiết và khả năng giữ cân bằng cao của mỗi Ticketing.
Yêu cầu của một RTA
Nhân viên RTA chí ít cũng phải tốt nghiệp PTTH, nhất thiết phải biết sử dụng máy tính và tiếng Anh ở trình độ cơ bản, đó là những yêu cầu đầu tiên.
Thứ hai, tất cả những nhân viên đặt chỗ và vé máy bay đều phải qua một lớp đào tạo của hãng hoặc sẽ được gửi tới các nhà cung cấp hệ thống để được đào tạo. Tại đó, họ được cung cấp các kiến thức cần thiết để trở thành một ticketing chuyên nghiệp.
Thứ ba, RTA làm việc trực tiếp với cộng đồng do đó tính cách thân thiện, nhiệt tình và hoà nhã là rất quan trọng bên cạnh những yêu cầu như cẩn thận, chi tiết, giọng nói dễ nghe.
Ngoài ra, các kỹ năng khác như sử dụng máy tính, kỹ năng giao tiếp và bán hàng, có thể bổ sung trong quá trình làm việc. Những Ticketing giỏi ở Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm sẽ có cơ hội trở thành Ticketing Supervisor đại diện cho một hãng hãng không tại Việt Nam; trở thành quản lý hoặc mở đại lý bán vé riêng.
Và… RTA tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 10.000 nhân viên đặt chỗ và bán vé máy bay, có thể chia làm ba nhóm chính:
- Ticketing làm việc trực tiếp cho các hãng hàng không có nhiệm vụ là đặt và bán chỗ trên những chuyến bay của hãng mình tại Việt Nam; họ được hưởng các điều kiện và chế độ của hãng hàng không đó và không phụ thuộc vào các hệ thống phân phối.
-Ticketing làm việc cho các đại lý bán vé máy bay : Một đại lý bán vé máy bay có thể làm đại lý cho nhiều hãng hàng không cùng một lúc. Ví dụ, một đại lý của Vietnam Airlines vẫn có thể làm đại lý bán vé của China Airlines, và vẫn có thể bán được vé của American Airlines. Các Ticketing làm việc tại đây bắt buộc phải được đào tạo những khoá học về bán vé máy bay trên các hệ thống phân phối toàn cầu mà các đại lý đang sử dụng.
- Ticketing làm việc tại các đại lý du lịch: đối với các đại lý du lịch nhỏ, có thể gọi họ là những nhân viên làm du lịch thì chính xác hơn, vì ticketing chỉ là một nhiệm vụ như một dịch vụ cung cấp thêm cho khách hàng. Với 1 tour du lịch trọn gói, thay vì gọi điện tới các hãng hàng không hoặc đại lý bán vé máy bay khác để đặt chỗ, với hệ thống phân phối toàn cầu, bản thân các đại lý du lịch này hiện nay cũng có thể tự đặt và lấy chỗ cho các hành trình của mình.
Các ticketing cũng là một đối tượng khách hàng chăm sóc đặc biệt của các nhà cung cấp hệ thống phân phối. Tại các thị trường khác nhau, mỗi nhà cung cấp đều có những chính sách riêng nhằm khuyến khích các ticketing sử dụng hệ thống của mình. Các nhà cung cấp hệ thống thường đưa ra những chính sách, quà tặng, dựa trên số lượng hành trình (segment) mà các ticketing đặt trên hệ thống của họ, ngoài ra, họ còn tổ chức các khoá học training về những kỹ năng cần thiết, cung cấp kiến thức thường xuyên, cập nhật những thông tin mới nhất, thậm chí còn tổ chức dưới hình thức một câu lạc bộ dành riêng cho ticketing.
Để được đào tạo để trở thành một ticketing không khó nhưng để trở thành một ticketing giỏi không chỉ cần sự nỗ lực chăm chỉ và thành thạo sử dụng hệ thống.
Và khi đã trở thành một ticketing giỏi, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí ticketing tại các hãng hàng không có mặt ở Việt Nam cũng như trở thành một Ticketing Supervisor đại diện của các hãng hàng không khác, những cơ hội đó không nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể nắm được chúng.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghề bán vé máy bay. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ hàng không - Trường ĐH Giao thông vận tải đã tổ chứcthành công trên dưới 20 khóa với hơn 200 học viên tốt nghiệp có công việc ổn định cùng mức thu nhập hấp dẫn tại các đại lý, phòng vé trên toàn quốc.

CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH HÀNG KHÔNG
Sau khi hoàn thành khóa học “Đặt giữ chỗ và bán vé Máy bay”
KHAI GIẢNG ngày 22/04/2014

- Căn cứ Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2828/GD-ĐT ký ngày 18/8/1995 và Quyết định số 7986/BGDĐT-GDĐH ký ngày 11/9/2009;
- Căn cứ Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải số 2352/QĐ-ĐHGTVT ký ngày 16/10/2009 giao Trung tâm Tư vấn Phát triển GTVT kết hợp Bộ môn Kinh tế vận tải và du lịch tuyển sinh hệ ngắn hạn chuyên ngành “nghiệp vụ hàng không” khóa học “Nghiệp vụ đặt giữ chỗ và bán vé Máy bay”;
I. Thông tin Khóa học: Thời gian đào tạo 2,5 tháng.
II. Đối tượng dự tuyển: từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khỏe, lý lịch rõ ràng gồm 3 trường hợp:
Nhân viên đang bán vé tại các Đại lý hoặc đang làm việc tại các đơn vị Lữ hành, Khách sạn;
Học viên đang học tại các Trường: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học;
Học viên tự do có nhu cầu, đủ năng lực và trình độ theo học;
III. Hồ sơ đăng kí học gồm:
TH1-Giấy giới thiệu của Đại lý, đơn vị Lữ hành, Khách sạn (đối với nhân viên đang công tác);
TH2-Bản sao thẻ Sinh viên, CMND còn hiệu lực (đối với Học viên đang theo học tại các Trường);
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền còn thời hạn 06 tháng;
Bản sao công chứng: Chứng chỉ tiếng Anh Tin học CMND HK thường trú Bằng PTTH;
Ảnh màu 4 x 6 số lượng 04 ảnh (chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
Nếu học viên chưa chuẩn bị kịp hồ sơ thì có thể bổ sung sau 15 ngày kể từ ngày khai giảng
IV. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ:
Trong giờ hành chính Tại Phòng 104 nhà N1 Trường ĐHGTVT;
V. Địa điểm học: P.302/A6 Trường đại học GTVT-Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
VI. Học phí: 10.900.000đ/khóa (bao gồm tài liệu, thiết bị thực hành, nước uống. Chưa gồm VAT).
Khác biệt của chương trình đào tạo:
1. Lý thuyết: Học trên giáo trình IATA VÀ IACAO theo tiêu chuẩn chung của hàng không dân dụng thế giới
Thực hành: Trên nhiều phần mềm hàng không về đặt chỗ/xuất vé: Abacus, Sabre, Galio
Đi thực tập và thực tế: Thực tập tại phòng vé của VietnamAirlines khu vực Hà nội và Cảng sân bay quốc tế Nội Bài
Đội ngũ giảng dạy: Giảng viên Trường ĐH GTVT chiếm 15 -20%, còn lại là Cán bộ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tế về quản lý và đào tạo tại: TC hàng không Việt Nam và Chi nhánh miền Bắc, Bộ phận thương vụ xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài (Niags), Công ty cung cấp phần mềm hàng không Việt Nam, Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ Giao thông vận tải … trực tiếp giảng dạy
Cấp chứng nhận: Do Hiệu trưởng trường ĐH GTVT cấp và có giá trị trên toàn quốc
6. Hỗ trợ học viên: Giới thiệu việc làm tại các phòng vé, Đại lý trên thị trường nếu học viên đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, với mức thu nhập hấp dẫn (Hiện nay hơn 200 học viên của 15 khóa sau khi tốt nghiệp đã có công việc ổn định, đáp ứng tốt các nghiệp vụ yêu cầu tại các phòng vé)
7. Chính sách ưu đãi đặc biệt:
Học viên được hỗ trợ thi cấp duyệt mã “sig –in” đặt giữ chỗ miễn phí – là mã số hành nghề của nhân viên sau này khi ra ngoài làm việc. Thường mà sig – in này khi nhân viên vào làm việc tại đại lý chính của VNA rồi, họ sàng lọc rồi mới gửi sang Vietnam Airlines để sát hạch và thi, đại lý và học viên phải mất phí sát hạch.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng đào tạo: 0988 009 318 (Ms Hà)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét